Ở độ tuổi lớp 6, các em không còn quá bỡ ngỡ hay quá rụt rè với trường lớp, với thầy cô bạn bè như hồi mầm non hay tiểu học. Tuy nhiên, đây là gia đoạn chuyển từ cấp 1 sang cấp 2, điều này dẫn đến với các em phải tiếp nhận nguồn kiến thức mới hoàn toàn so với chương trình cấp 1 cũng như cách dạy ở cấp hai khác nhiều so với bậc tiểu học. Vậy vấn đề đáng lo ngại của nhiều bậc phụ huynh cũng như là sự khó khan khi gia sư dạy kèm cho các em học lớp 6 sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm để mọi đọc giả cùng tham khảo để có hướng dạy cho các em đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Không nên áp đặt, gò ép học sinh theo ý kiến, suy nghĩ của gia sư.
Bước sang ngôi trường Trung học cơ sở là giai đoạn các em bước vào độ tuổi “ẩm ương”, độ tuổi bắt đầu phát triển hơn về mặt suy nghĩ cũng như nhận thức. Vậy nên, các em ở độ tuổi này hầu như không muốn bất cứ ai ép buộc hay áp đặt làm những điều mà các em không muốn. Rất khó để trẻ nghe theo ý muốn của mình, càng ép con trẻ chúng càng trẻ nên ương bướng. Chính vì vậy, các bạn gia sư khi dạy cho học sinh lớp 6 cần lưu ý không nên áp đặt, ép buộc học sinh của mình làm theo yêu cầu của mình mà hãy vừa là người thầy, người cô vừa là người bạn, người cùng các em chia sẻ và tâm sự cùng với nhau những câu chuyện ở trường, ở lớp cũng như những suy nghĩ của con trẻ. Có như thế trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, dễ cởi mở để hỏi cũng như tâm sự bất cứ điều gì có thể là kiến thức các bé chưa hiểu, những kiến thức các em muốn tìm hiểu sâu hơn hay đơn thuần chỉ là những câu chuyện bạn bè trên trường học. Từ đó, các gia sư sẽ nắm rõ được học lực của các em cũng như tính cách của các em để có phương pháp dạy phù hợp nhất, giúp các em phát huy tối đa điểm mạnh của mình cũng như cải thiện những nhược điểm của bản thân. Từ việc có phương pháp dạy đúng đắn cho các em thì các em sẽ nhanh chóng tiến bộ hơn, có sự hứng thú cho việc học của mình hơn.
xem thêm: gia sư lớp 6
2. Cho các em quyền tự do, tự chủ.
Ở độ tuổi lớp 6, là độ tuổi cái “tôi” của các em khá cao, rất thích thể hiện, khẳng định bản thân, vậy nên các bạn làm gia sư tại nhà đừng nên ép học sinh làm theo những gì mình đề ra mà không lắng nghe các em muốn như thế nào. Hãy tạo cơ hội để các em có thể hiện khả năng của bản thân. Luôn động viên, khích lệ các em sáng tạo, có những cách giải hay, cách giải mới. Có một chút tác động nho nhỏ vào lòng tự trọng của các em để các em có động lực cố gắng hơn.
Cho các em thỏa sức sáng tạo, tìm ra nhiều hướng giải khác nhau. Không nên gò bó các em theo hướng giải rập khuôn của gia sư sẽ khiến trở cảm thấy chán nản, không có niềm vui trong học tập. Điều quan trọng là hãy ghi nhận những sự nổ lực của các em bằng một lời khen,bởi đây là độ tuổi muốn khẳng định bản thân để nhận được sự khen ngợi hay sự cộng nhận cũng như ngưỡng mộ của những người khác.
3. Gia sư luôn phải giữ đúng vai trò là người hướng dẫn các em.
Các bạn gia sư luôn phải nhớ rằng, cho các em quyền tự do, tự chủ, tuy nhiên cần trong một khuôn khổ cho phép, không nên phó mặc để các em muốn làm gì thì làm, mình vẫn phải nắm thế chủ động để hướng dẫn các em. Cần phối hợp cũng như trao đổi thường xuyên với phụ huynh để mình luôn giữ được vai trò chủ động, luôn vẫn là người hướng dẫn, giảng dạy cho các em.
Nhiều học sinh sẽ không chịu làm bài tập về nhà. Sẽ có nhiều nguyên nhân cho việc không chịu làm bài tập về nhà của các em. Nhiều học cảm thấy rằng bài tập đó quá đơn giản không cần thiết phải làm. Trường hợp khác là vì không biết làm những lại sợ không dám hỏi. Vậy nên, điều gia sư cần làm đó là phân tích cho các em biết rằng mọi thứ chúng ta đều phải bắt đầu từ những điều đơn giản nhất rồi mới có thể bước tự tin để chinh phục những thứ khó khăn tiếp theo.Những cái đơn giản ta chỉ đơn thuần biết nhưng không chịu khó rèn luyện thì chúng ta sẽ lãng quên kiến thức cơ bản và rồi khi ta gặp những bài toán phức tạp hơn ta sẽ bị luống cuống không thể tìm ra hướng giải. Còn đối với trường hợp học sinh không biết làm và đang cảm giác sợ chưa dám hỏi bài thì các gia sư nên nhẹ nhàng, ôn tồn gợi mở để các em dễ dàng mở long hỏi những kiến thức các em còn chưa hiểu, còn chưa nắm vững.
4. Luôn luôn nhắc nhở trẻ học thuộc và ghi chép công thức đầy đủ.
Bước sang độ tuổi này, trẻ bắt đầu tập làm người lớn, vậy nên sẽ không còn sự tỉ mỉ, cẩn thận như trước. Vì vậy, cách tốt nhất để trẻ không quên những công thức mình đã học cũng như để thuận tiện cho việc làm bài cũng như ôn lại kiến thức đã học. Các gia sư nên hướng dẫn trẻ ghi tất cả các công thức đã học vào một cuốn vở hay một cuốn sổ riêng.
Trâm Anh