Hiện nay, nhu cầu dạy học tại nhà ngày càng tăng do việc học ở trường chưa đáp ứng được yêu cầu của phụ huynh. Đây là cơ hội cho nhiều bạn có thêm thu nhập, trải nghiệm, cống hiến,… Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm làm gia sư lớp 4.
Tìm hiểu chương trình lớp 4
Để làm một gia sư giỏi, trước tiên bạn cần tìm hiểu chương trình lớp 4 có những nội dung gì? Theo đó, chương trình lớp 4 gồm các môn Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ (Tiếng Anh), Đạo đức, Tin học,… Nắm được nội dung cơ bản của từng môn học sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giảng dạy.
Kiểm tra trình độ học sinh trước
Hãy kiểm tra kiến thức của các em đang ở mức nào thông qua một bài kiểm tra. Nắm được tình trạng học lực của các em sẽ cho phép bạn lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp. Đồng thời có cơ sở để trao đổi với phụ huynh về cách thức, phương pháp, thời gian dạy kèm đối với các em.
Thái độ, tác phong
Bạn cần ăn mặc gọn gàng, có tác phong sư phạm. Hạn chế sử dụng điện thoại, làm việc riêng trong thời gian dạy kèm (trừ trường hợp thực sự cần thiết). Đối với phụ huynh, khi giao tiếp nên có thái độ nghiêm túc, lời nói tự tin, rõ ràng, dứt khoát,… Điều này sẽ gây được thiện cảm của phụ huynh đối với bạn. Đối với học sinh, cần tạo được sự gần gũi, thân thiện, quan tâm sẽ khiến các em yêu quý bạn, từ đó sẽ hang hái ‘hợp tác’ trong quá trình dạy học.
Xem thêm: gia sư lớp 4
Chuẩn bị nội dung giảng dạy
Hãy nhớ, muốn việc gì thành công thì bạn phải bỏ ra công sức để thực hiện nó. Trước khi đi dạy, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng giáo án, các đồ dùng dạy học cần thiết,… tránh việc mượn cây bút, cây viết của học trò. Việc soạn giáo án nên dựa trên kết quả bài kiểm tra trình độ của học, trong đó nội dung cần bám sát chương trình dạy học trên lớp nhưng hạn chế lặp lại lý thuyết, mà cần hướng đến việc thực hành, cho các em giải bài tập nhiều hơn. Mặc dù đối với bạn kiến thức lớp 4 không khó, nhưng việc chuẩn bị kỹ nội dung dạy từ trước sẽ giúp công việc của bạn hiệu quả hơn.
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giảng dạy cần đảm bảo truyền đạt kiến thức cho học sinh thật dễ hiểu và tiếp thu được nhanh nhất. Trước tiên, việc dạy kèm nên bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất, rồi mới nâng dần độ khó lên. Nếu cứ dạy kiến thức khó ngay từ đầu sẽ khiến các em học không vào, dễ nản chí và nghĩ bạn dạy thật khó hiểu. Học trò của bạn sẽ rất đa dạng nên việc linh hoạt lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng em rất quan trọng. Chẳng hạn, đối với những em tiếp thu nhanh, bạn có thể ôn sơ lại kiến thức, tiếp theo hướng dẫn cách giải rồi để các em tự làm bài tập. Sau đó giám sát cách làm và kịp thời giải đáp những chỗ các em chưa hiểu để hoàn thành bài tập được giao. Bạn cũng nên khuyến khích các em làm những bài tập khó, để rèn luyện, nâng cao kỹ năng. Hãy đảm bảo các em có thể giải bài tập nhanh nhưng phải cẩn thận, chính xác.
Đối với những em chưa nắm được kiến thức trên lớp, lười suy nghĩ, học trước quên sau, bạn cần giúp các em nắm lại kiến thức cơ bản trước rồi mới giao bài tập sau. Khi hướng dẫn bài, cố gắng giúp các em hiểu, nắm được nội dung này rồi hãy chuyển sang nội dung khác và nâng dần độ khó. Còn đối với những học trò bị mất căn bản, khó tiếp thu bài, thì bạn phải bắt đầu lại từ đầu cho các em. Lúc này, cần giữ thái độ chân thành, bình tĩnh, không nên nặng lời, để tạo được động lực học tập cho các em. Công việc lúc này sẽ khó khăn, nhưng hãy tin tưởng bản thân có thể làm được. Phải để các em làm đi làm lại một dạng bài tập theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” để các em nhớ lâu hơn. Bạn cần khích lệ, động viên tinh thần để các em cố gắng theo kịp các bạn trên lớp. Khi đã tạo được động lực, niềm hang say cho các em thì công việc dạy học sẽ thuận lợi hơn, học lực của các em vì thế sẽ được cải thiện.
Kinh nghiệm trao đổi với phụ huynh
Lần đầu gặp phụ huynh, chắc hản các bạn sẽ có chút bỡ ngỡ, lo lắng nhưng hãy cố gắng giữ thái độ bình tĩnh, tự tin, cởi mở để tạo ấn tượng tốt với phụ huynh. Khi trao đổi về kết quả học tập gần đây của học sinh, nhu cầu của phụ huynh, cần chú ý lắng nghe để đề xuất giờ giấc, phương pháp giảng dạy. Tránh hỏi những câu làm mất điểm với phụ huynh như: Anh/chị muốn em dạy theo cách nào? Anh/chị nghĩ em nên bắt đầu dạy từ đâu?… Bạn cũng nên tham khảo trước về mức lương gia sư, để dễ dàng trao đổi với phụ huynh.
Những lưu ý quan trọng khác
Đi sớm, về trễ hơn so với thời gian của buổi học đã thỏa thuận, hành động này sẽ giúp phụ huynh nhận thấy bạn tận tâm với công việc gia sư. Hồ sơ, lý lịch gia sư nên ghi rõ ràng: họ tên, tuổi, trình độ, nghề nghiệp, kinh nghiệm,… đây là những thông tin mà phụ huynh rất quan tâm để lựa chọn bạn làm gia sư hay không. Đối với bất kỳ công việc nào cũng cần có sự đam mê, nhất là nghề gia sư, nó sẽ giúp bạn có động lực để gặt hái thánh công,…
Có thể nói, công việc gia sư đã vất vả, làm gia sư lớp 4 còn khó khăn hơn bởi các em còn nhỏ tuổi, ham chơi, chưa có suy nghĩ chính chắn. Thông qua những chia sẻ như trên, hy vọng có thể giúp các bạn có được kinh nghiệm cần thiết, từ đó làm tốt công việc gia sư lớp 4.
Tình Tình