Phương pháp dạy học toán Lớp 3

      Không có bình luận ở Phương pháp dạy học toán Lớp 3

Khi trong giai đoạn học Toán của bậc Tiểu học, các em học sinh sẽ bắt đầu tập làm quen dần với các con số, các phép tính để có kiến thức nền tảng cho những cấp lớp cao hơn sau này. Nếu lớp 1 các em chỉ học cách làm quen mặt số cùng các phép tính cộng trừ đơn giản thì khi lên lớp 2, các em sẽ bắt đầu học phép tính toán với những con số lớn hơn và làm quen với phép nhân, phép chia. Và khi lên đến lớp 3, các em sẽ bắt đầu làm quen với những bài toán mới hơn về đơn vị đo lường cũng như các hình học. Chính vì vậy mà việc giảng dạy môn Toán sao cho các em có thể nắm vững kiến thức trong giai đoạn này là điều không hề dễ dàng. Vậy phải làm như thế nào để có thể giảng dạy cho các em học sinh lớp 3 một cách học đúng đắn? Hãy để chúng tôi trả lời câu hỏi này giúp bạn. Chúng tôi xin gợi ý cho các bạn một số phương pháp dạy Toán cho các em học sinh lớp 3.

Giúp trẻ nhận dạng và khái quát bài toán

Ở phương pháp dạy này, chúng ta sẽ tập cho trẻ nhận biết các dạng bài toán thường gặp theo từng bài học trong sách giáo khoa. Từ dạng bài sử dụng lời giải cho đến những phép tính toán cộng trừ, nhân, chia. Chúng ta sẽ cho trẻ tự đọc và phân loại các bài tập để các em có thể làm quen và nhớ được nhiều dạng hơn. Đối với những bài toán cần lời giải, chúng ta nên dạy trẻ cách tóm tắt bài tập để có thể thấy được những thông tin quan trọng nhất trong bài và đưa ra phép tính đúng đắn. Nếu các em quên một vài kiến thức, hãy gợi ý cho các em thay vì giải hẳn ra cho bé. Như vậy sẽ giúp bé phát triển được tư duy tính toán của mình chứ không dựa dẫm vào người khác. xem thêm gia sư lớp 3 dịch vụ mà gia sư tài năng cung cấp

Khuyến khích sử dụng các thiết bị học tập

Đối với trẻ tiểu học, thì việc cho các em sử dụng những dụng cụ học tập sẽ khiến các em thích thú và hứng thú hơn trong học tập. Ví dụ như một bài tập vẽ hình, các bạn có thể cho các bé dùng thước vẽ hình vuông, hình chữ nhật, hay thước ê-ke để vẽ những hình tam giác chẳng hạn, hoặc khi tính những phép tính đơn giản, các em có thể dùng que tính. Với việc dùng những thiết bị học tập này, sẽ giúp việc học của các em không bị nhàm chán mà còn kích thích sự sáng tạo cho các em. Các bạn cũng có thể sử dụng những thiết bị đồ dùng học tập này để mô tả một bài toán nào đó để các em có thể hình dung rõ hơn về bài tập.

Cho các em làm bài tập với nhiều dạng khác nhau

Một phương pháp dạy Toán hiệu quả là hãy cho các em làm nhiều bài tập với những dạng Toán khác nhau. Với hình thức này, các em sẽ tự động ghi nhớ những lý thuyết quan trọng của bài học mà không cần phải học thuộc lòng. Đồng thời các em còn được làm quen với nhiều dạng bài tập khác nhau. Thay vì những bài tập giống trong sách giáo khoa, chúng ta có thể thay một số chi tiết sao cho trẻ hứng thú và làm bài. Việc làm bài tập nhiều hơn sẽ giúp các em tập làm quen và có thể tự mình nhận dạng và giải quyết được những bài tập mới hơn mà không bị lệ thuộc trong một dạng bài nhất định.

Khuyến khích, cổ vũ tinh thần cho các em

Lời động viên, cổ vũ rất quan trọng đối với các bé trong giai đoạn này. Lời nói chẳng mất tiền mua nên vì thế, khi bé giải được một bài toán hãy cho các bé một lời khen để các em có được niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Nhưng khi các em không giải được bài, thì hãy khích lệ chứ đừng nạt nộ, điều đó sẽ khiến các em gặp tâm lý lo sợ và không thể tập trung vào bài làm được nữa. Chính vì vậy lời động viên cho các em sẽ giúp các em vững tâm lý để tập trung vào làm bài được tốt hơn. Hãy tạo động lực cho các em bằng cách thưởng một món quà nào đó tùy sở thích mỗi khi các em hoàn thành một mục tiêu học tập. Mục tiêu đó có thể là hoàn thành mười bài tập, đạt điểm cao trong kỳ thi,… Như vậy sẽ tạo cho các em niềm phấn khởi và cố gắng hơn trong học tập.

Tập thói quen nháp và ghi nhớ các quy tắc toán cơ bản cho bé.

Hãy tập cho bé một thói quen là luôn nháp trước khi viết đáp án chính xác vào bài giải. Như vậy sẽ giúp các em tính toán và coi lại bài tập của mình một cách kỹ lưỡng hơn. Cùng với đó là hướng dẫn các em học các quy tắc cơ bản cần nhớ trong việc tính toán. Ví dụ như nhân chia trước, cộng trừ sau; Nếu cùng một phép nhân chia hay cộng trừ thì thực hiện phép toán từ trái sang phải. Vừa giúp các em học và vừa giúp các em vận dụng những quy tắc này vào bài học sẽ giúp các em hình dung rõ ràng hơn và làm bài một cách dễ dàng hơn.

Tóm lại, những phương pháp trên đây chúng tôi gợi ý đều mong muốn các bậc phụ huynh, các giáo viên sẽ có cho mình những phương pháp dạy đúng đắn hơn cho các em học sinh. Trong độ tuổi ăn tuổi chơi như các em thì các bậc phụ huynh cũng như giáo viên cần có tính kiên nhẫn để giảng dạy các em được tốt hơn. Chúc các bạn thành công.

Võ Thị Ngọc Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *